Trà Đạo - Nét chấm phá độc đáo của văn hóa Nhật Bản

Trà đạo hay còn gọi là  sadō hoặc chadō (茶道) là một nét văn hóa lâu đời tồn tại xuyên suốt chiều dài lịch sử Nhật Bản. Không chỉ là phục vụ và thưởng thức trà thông thường, trà đạo Nhật Bản giúp cho thượng khách cảm nhận được sự nồng hậu của chủ nhà trong không gian cổ xưa hoài cổ.

Ngày nay, trà đạo được xem như là một sở thích, và có rất nhiều địa điểm mà du khách có thể trải nghiệm nét văn hóa độc đáo này. Kyoto và Uji là 2 trong số những địa điểm lý tưởng nhất để thưởng thức văn hóa trà đạo Nhật Bản.  văn hóa Nhật Bản

Trà đạo - nét văn hóa Nhật Bản độc đáo

Lịch sử hình thành

Trà lần đầu tiên được đưa vào Nhật Bản từ Trung Quốc vào thế kỉ 8 và được sử dụng như 1 thức uống có tính dược bởi tầng lớp quý tộc và thượng lưu. mãi cho đến thời Muromachi (1333 -1573) thì trà trở nên phổ biến với mọi tầng lớp xã hội.  Và các buổi tiệc trà nơi những người tham gia đàm đạo về trà đồng thời phô diễn những tách trà được tinh chế tinh xảo của mình bắt đầu nở rộ.

Trà đạo có lịch sử lâu dài trong văn hóa Nhật Bản

Cũng trong khoảng thời gian này, hình thức tiệc trà kết hợp với thiền tịnh bắt đầu nhom nhén và ảnh hưởng mạnh mẽ đến những người đam mê thưởng trà. Khái niệm trà đạo từ đây được hình thành. Người được xem là cha đẻ của những kĩ thuật trong trà đạo chính là Sen no Rikyu (1522 - 1591), người theo trường phái đơn giản nhưng tinh tế. Hầu hết những trường phái trà đạo ngày nay, bao gồm Omotesenke và Urasenke đều được phát triển từ triết lý của ông.

Trà đạo có lịch sử lâu dài trong văn hóa Nhật Bản

 

Quy trình căn bản của 1 buổi trà đạo

Một buổi trà đạo đầy đủ và chuẩn mực thường kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Bắt đầu với một bữa ăn truyền thống (kaiseki) kèm theo là một chén trà nồng đậm và kết thúc với một chén trà thanh nhẹ. Tuy nhiên, những buổi trà đạo ngày này thường được giản lược hơn và bỏ bớt đi việc kết thúc bằng 1 chén trà thanh nhẹ.

Nghi thức trà đạo được phân biệt bởi những động tác pha chế bằng tay chính xác và có những điểm khác biệt rất nhỏ giữa các trường phái trà đạo. Những quy định và lễ nghi được đơn giản hóa dành cho khách du lịch, tuy nhiên vẫn có những quy định căn bản như sau:

Trà đạo có những quy tắc khá nghiêm ngặt

Trang phục

Nên tránh những trang phục màu mè và không sử dụng nước hoa khi tham gia bất kì nghi lễ trà đạo nào để có được trải nghiệm tuyệt vời nhất từ hương tới vị của nghi lễ.

Tránh các trang phục cầu kì và màu mè khi tham gia trà đạo

Vườn trà

Đa phần những buổi trà đạo thường được tổ chức ở những nơi có vườn cây bao quanh. Khu vườn xanh mát sẽ giúp người tham gia thư thái hơn. Những loại hoa với màu sắc rực rỡ hoặc có hương thơm nồng cũng không được trồng trong các khu vườn này. Đường đi đến các phòng trà được lót đá. Những bồn rửa bằng đá sẽ được đặt gần lối ra vào để khách tham dự có thể rửa tay trước khi vào phòng trà.

Vườn trà có không gian xanh mát

Phòng trà

Nghi thức trà đạo được tổ chức trong các phòng lát chiếu tatami. Cửa vào dành cho khách thường thấp hơn so với bình thường nên khách thường phải cuối đầu để đi vào, được xem là hành động của sự khiêm tốn. Sau hành động cuối chào, khách tham dự sẽ ngồi kiểu seiza trên nền tatami và bắt đầu buổi tiệc trà.

Nghi thức trà đạo được tổ chức trong các phòng lát chiếu tatami

 

Các bước pha chế trà

Người chủ trì sẽ trực tiếp chuẩn bị trà trước khách dự. Các dụng cụ chính được dùng là chổi đánh trà (chasen), khay đựng bột matcha (natsume), muỗng múc trà (chashaku), chén trà, đĩa hoặc khay đựng đồ ngọt và một chiếc ấm kèm với bếp than. Mỗi dụng cụ sẽ được lựa chọn kĩ càng dựa theo chủ đề của buổi trà đạo và có vị trí sắp xếp cụ thể. 

Các dụng cụ căn bản của trà đạo - văn hóa Nhật Bản


Thưởng thức trà

Các món ngọt truyền thống Nhật Bản thường được phục vụ và ăn trước khi uống trà. Chén trà sẽ được đặt trước mặt bạn trên chiếu tatami. Bưng chén trà bằng tay phải và đặt nó lên lòng bàn tay trái, xoay chén trà bằng tay phải một góc 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Nhấp 1 vài ngụm trà sau đó đặt lại chén trà trên tatami. Cúi đồng và thể hiện sự biết ơn sau khi nhận và kết thúc chén trà.

Wagashi thường được dùng kèm với trà - văn hóa Nhật Bản

Một khi thưởng thức xong chén trà, xoay chén trà để mặt trước đối diện với người chủ trì. Người chủ trì có thể sẽ hỏi nếu bạn muốn tiếp tục dùng thêm 1 lần trà nữa hay không. Nếu bạn không dùng thêm, buổi trà đạo sẽ kết thúc khi người chủ trì rửa các dụng cụ pha trà và trả chúng về vị trí ban đầu.

Trà đạo - nét văn hóa Nhật Bản lâu đời

Trên đây là một thông tin về trà đạo Nhật Bản mà du khách nên thưởng thức khi du lịch và trải nghiệm văn hóa Nhật Bản. Còn chần chờ gì nữa, hãy nhanh chóng trải nghiệm tour du lịch Nhật Bản (4N3Đ) cùng với Sukha Travel nhé. Hotline để Đăng Ký Tour  090 311 7578 (Ms. Nhi Hồ).